Giao dịch bảo đảm là Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Một ví dụ rất đơn giản là việc một người đi vay tiền ở ngân hàng, dùng tài sản của mình thế chấp, cầm cố cho ngân hàng để vay được tiền, việc thế chấp đó là một giao dịch bảo đảm. Tài sản bảo đảm có thể là đất đai, nhà cửa, xe, cổ phiếu,…
Riêng đối với tài sản bảo đảm là động sản (xe, tàu,…) chúng ta có thể tra cứu các thông tin liên quan thông qua trang web của Bộ tư pháp.
Hướng dẫn sử dụng:
Vào trang web, giao diện như sau:
1. Tra cứu bằng số đơn đăng ký: nhập số đơn đăng ký và bấm nút TÌM KIẾM
2. Tra cứu bằng số chứng minh nhân dân (đối với cá nhân): chuyển qua mục BÊN BẢO ĐẢM, tại mục loại Chủ thể chọn Công dân Việt Nam, sau đó nhập Họ và tên hoặc nhập số chứng minh nhân dân rồi bấm nút TÌM KIẾM
3. Tra cứu bằng mã số thuế, số đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp): chuyển qua mục BÊN BẢO ĐẢM, tại mục loại Chủ thể chọn Tổ chức có đăng ký kinh doanh trong nước, sau đó nhập Mã số thuế hoặc Số đăng ký kinh doanh rồi bấm nút TÌM KIẾM
4. Bên cạnh đó, trang web còn cung cấp thêm các tính năng khác như tra cứ bằng số khung (tuy nhiên ít sử dụng), các bạn có thể tự khám phá thêm.
Kết quả tìm kiếm:
1. Nếu không có thông tin, màn hình hiển thị:
2. Nếu tìm thấy thông tin, màn hình hiển thị:
Như các bạn đã thấy, chúng ta tra cứu được rất nhiều thông tin:
1. Số hợp đồng thế chấp
2. Tên ngân hàng nhận thế chấp tài sản
3. Thời điểm nhận thế chấp
4. Tên người/doanh nghiệp thế chấp tài sản
5. Số CMND, MST, số đăng ký kinh doanh của đối tượng thế chấp
6. Mô tả về tài sản bảo đảm
7. Số khung, số máy của tài sản (nếu có)
Như vậy, mình đã hướng dẫn các bạn Tra cứu thông tin giao dịch bảo đảm đối với các tài sản bảo đảm là động sản hoàn toàn miễn phí và từ một nguồn tra cứu đáng tin cậy.